Top 10 các bệnh về xương khớp phổ biến nhất hiện nay
Các bệnh về xương khớp là nhóm bệnh lý khá phổ biến ở Việt Nam, không chỉ gặp ở người trung niên, cao tuổi mà còn ở cả người trẻ. Nếu không chữa trị kịp thời, tổn thương hệ thống xương khớp có thể mang đến nhiều tác hại nguy hiểm. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Anmart Shop tìm hiểu những thông tin về vấn đề xương khớp thường gặp nhé!
1. Tổng quan về hệ vận động cơ xương khớp
Hệ vận động của cơ thể gồm 2 phần: hệ cơ (vận động chủ động) và bộ xương khớp (vận động thụ động), hoạt động phụ thuộc hoàn toàn vào hệ thần kinh, giúp cho cơ thể chuyển động một cách tự nhiên và thuần thục.
Hệ vận động có chức năng định hình tư thế, giữ thăng bằng, thực hiện các hoạt động vận động (đứng, ngồi, đi, chạy), tăng sức mạnh và sức chịu đựng của cơ thể, biểu lộ cảm xúc. Hệ vận động được cấu tạo bởi các bộ phận sau: Bộ xương người, hệ cơ, các khớp, sụn, gân, dây chằng, bao hoạt dịch.
2. Top 10 các bệnh về xương khớp thường gặp
Vấn đề xương khớp là một trong những vấn đề được rất nhiều người Việt Nam quan tâm. Nhóm bệnh này gây ra những hậu quả nặng nề, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng đời sống của người bệnh, đặc biệt là người cao tuổi hoặc có sức đề kháng kém. Hãy cùng Anmart Shop xem qua top 10 các bệnh về xương khớp thường gặp nhất hiện nay nhé!
2.1. Thoái hóa khớp
Thoái hóa khớp là tình trạng tổn thương phần sụn khớp và xương dưới sụn, kèm theo phản ứng viêm và giảm lượng dịch khớp.
a. Đối tượng mắc bệnh
Thoái hóa khớp tiến triển chậm và thường gặp ở người trung niên (khoảng từ 50 tuổi trở đi). Ngoài ra, nữ giới có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn nam giới do những thay đổi về nội tiết và quá trình sinh nở. Dù hiện nay chưa có phương pháp nào để chữa trị khỏi hoàn toàn bệnh thoái hóa khớp, nhưng vẫn có thể làm chậm sự tiến triển của bệnh.
b. Nguyên nhân gây bệnh
Tình trạng thoái hóa khớp xảy ra do tuổi tác, di truyền, tình trạng béo phì, các vi chấn thương ở khớp, viêm khớp dạng thấp, nhiễm trùng khớp hoặc tiền sử chấn thương mạnh tại khớp như té ngã, tai nạn lao động, tai nạn thể thao,…
c. Phương pháp điều trị
Thoái hóa khớp có thể được điều trị bằng các phương pháp như:
‣ Điều trị không dùng thuốc (hướng dẫn giảm cân nếu bị thừa cân, hướng dẫn tập luyện chống thoái hóa khớp gối, điều trị vật lý trị liệu để giảm đau, sửa chữa tư thế và duy trì dinh dưỡng cơ ở cạnh khớp).
‣ Điều trị dùng thuốc (thuốc chống viêm, thuốc giảm đau, thuốc chống thoái hóa khớp).
‣ Điều trị phẫu thuật (nội soi khớp, khoan kích thích tạo xương, cấy ghép tế bào sụn, mổ thay khớp).
2.2. Viêm khớp
Đây là một trong các bệnh về xương khớp phổ biến nhất hiện nay. Viêm khớp là tình trạng viêm, sưng, đau, nóng, đỏ tại một hay nhiều khớp trên cơ thể, xuất hiện do sự phá vỡ của các mô trong khớp.
a. Đối tượng mắc bệnh
Viêm khớp thường xảy ra ở người từ 45 tuổi trở lên. Người ở độ tuổi từ 18 đến 44 và những người thừa cân, béo phì cũng có khả năng mắc bệnh cao.
b. Nguyên nhân và phân loại
Các nguyên nhân gây viêm khớp chủ yếu do chấn thương, va đập hoặc tình trạng lão hóa, bào mọn sụn khớp và xương dưới sụn, vận động khớp không hợp lý. Một số dạng viêm khớp phổ biến là viêm khớp dạng thấp, viêm do thoái hóa, thấp khớp cấp, bệnh gout, viêm khớp nhiễm trùng.
c. Phương pháp điều trị
Hầu hết các bệnh viêm khớp đều khó điều trị dứt điểm. Bệnh dễ tái phát và nếu để lâu ngày có thể gây đau nhức hoặc mất khả năng vận động.
2.3. Viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp là bệnh lý viêm khớp tự miễn mạn tính, là một dạng nguy hiểm hơn của viêm khớp, ảnh hưởng đến khớp và các cơ quan khác trong cơ thể.
a. Nguyên nhân gây bệnh
Các chuyên gia hiện nay vẫn chưa tìm ra nguyên nhân gây viêm khớp dạng thấp. Tuy nhiên, dù không trực tiếp gây bệnh nhưng một số gen di truyền có thể khiến người mắc dễ bị ảnh hưởng hơn bởi các yếu tố môi trường như nhiễm một số loại khuẩn hoặc virus gây bệnh.
b. Triệu chứng
Bệnh có triệu chứng sưng, nóng, đỏ, cứng khớp và giới hạn cử động, có thể gây ra nhiều tác hại như mù lòa, đau dạ dày và ruột do sử dụng thuốc chống viêm, tăng nguy cơ xơ sẹo phổi, bệnh tim mạch, tổn thương thần kinh, loãng xương và các bệnh ung thư khác,…
c. Phương pháp điều trị
Hiện nay, vẫn chưa có phương pháp điều trị hoàn toàn viêm khớp dạng thấp do đây là bệnh tự miễn. Tuy nhiên, nếu bắt đầu điều trị sớm với các thuốc DMARDs (Disease-Modifying Antirheumatic Drugs), những triệu chứng của bệnh viêm khớp dạng thấp có thể thuyên giảm.
2.4. Thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm là một loại bệnh nằm trong các bệnh về xương khớp thường gặp ở người Việt. Đây là tình trạng đĩa đệm bị lệch khiến cho phần nhân nhầy bên trong thoát ra ngoài, ảnh hưởng đến dây thần kinh và tuỷ sống ở khu vực gần đó.
a. Nguyên nhân và phân loại
Một số nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm là di truyền, tư thế sai trong lao động, vận động, thoái hóa tự nhiên, tai nạn, chấn thương cột sống. Bệnh có ba dạng phổ biến là thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ, thoát vị đĩa đệm đốt sống thắt lưng và thoát vị đĩa đệm mất nước.
b. Triệu chứng
Người mắc bệnh thường gặp các triệu chứng tê bì, đau nhức lan dọc từ thắt lưng xuống chân (đau dây thần kinh tọa) hoặc đau từ vùng cổ, gáy lan ra hai vai xuống cánh tay.
c. Phương pháp điều trị
Thoát vị đĩa đệm cũng là một bệnh khó điều trị khỏi hoàn toàn giống như thoái hóa khớp hay viêm khớp dạng thấp. Cột sống sẽ yếu hơn và dễ mất ổn định nếu nhân nhầy bị thoát ra ngoài. Ngoài ra, cơn đau thoát vị có thể gây ra teo cơ, vẹo cột sống do thay đổi dáng đi đứng của người bệnh.
2.5. Loãng xương
Loãng xương là tình trạng rối loạn chuyển hóa của bộ xương qua biểu hiện giảm mật độ xương và hủy hoại cấu trúc xương. Khi mắc bệnh, cấu trúc xương trở nên mỏng và xốp hơn bình thường, hạn chế khả năng chịu lực và chống đỡ của xương, có thể gây gãy xương.
a. Nguyên nhân gây bệnh
Bệnh có thể xảy ra do thay đổi nội tiết tố, tuổi tác, dùng thuốc,... Trong giai đoạn mãn kinh, phụ nữ sẽ có tốc độ mất xương là từ 1-3% mỗi năm, sau khi mãn kinh sẽ kéo dài thêm từ 5-10 năm.
b. Điều trị không dùng thuốc
▸ Cung cấp đầy đủ canxi và vitamin D có trong sữa và các chế phẩm từ sữa, rau lá xanh, hạt óc chó, cá hồi, hải sản,... Hạn chế thức uống có ga, thức ăn nhanh, chế biến sẵn, cà phê, rượu bia và các chất kích thích khác,…
▸ Sử dụng nẹp chỉnh hình hoặc các dụng cụ hỗ trợ xương khớp. Tập thể dục ngoài trời vào buổi sáng để vừa hấp thu vitamin D vừa tăng cường sự chắc khỏe của xương. Có thể đi bộ, chạy bộ, tập dưỡng sinh, khiêu vũ,... Lưu ý tập luyện với cường độ vừa phải, phù hợp với độ tuổi và mức độ loãng xương.
c. Điều trị có dùng thuốc.
Một số loại thuốc thường được chỉ định trong điều trị loãng xương là Bisphosphonates, Denosumab, Strontium ranelate, Deca – Durabolin và durabolin và các thuốc tăng tạo xương như Teriparatide, Abaloparatide, Romosozumab.
2.6. Gãy xương bệnh lý
Gãy xương bệnh lý là tình trạng một xương bị gãy do nguyên nhân bệnh tật tại vị trí vốn đã yếu từ trước đó. Tình trạng suy yếu xương có thể do loãng xương, khối u, nhiễm trùng, các rối loạn di truyền hoặc các bệnh lý khác.
a. Nguyên nhân gây bệnh
Tình trạng gãy xương thông thường là do va chạm đột ngột trong thể thao, tai nạn lao động hoặc tai nạn giao thông. Tuy nhiên, gãy xương bệnh lý có thể xảy ra khi người bệnh đang thực hiện một hoạt động bình thường như đánh răng, tắm hoặc đi bộ, do các xương tại một số vị trí vốn đã rất yếu và dễ gãy.
2.7. Gút
Gút là một dạng viêm khớp gây đau và sưng khớp, xuất hiện khi acid uric không được thận đào thải hoặc do quá trình tạo ra acid này xảy ra bất thường. Ngoài ra, sự tích tụ urat dư thừa trong khớp có thể gây sưng, đau và viêm, tạo thành các đợt gút cấp.
a. Đối tượng mắc bệnh
Đối tượng mắc bệnh thường là những người có lối sống không lành mạnh, sử dụng nhiều chất kích thích và đạm động vật. Hơn 80% người bệnh gút là nam giới sau 40 tuổi do lạm dụng rượu bia, thuốc lá và tiêu thụ nhiều đạm động vật trong các bữa ăn. Bên cạnh đó, phụ nữ đang trong giai đoạn mãn kinh cũng có nguy cơ rối loạn nội tiết tố, nhất là rối loạn estrogen, một loại hormon quan trọng cho quá trình bài tiết acid uric của thận.
b. Nguyên nhân gây bệnh
Các nguyên nhân gây bệnh gút hoặc làm tăng acid uric trong máu gồm: di truyền, suy thận và các bệnh lý về thận gây ảnh hưởng đến sự bài tiết acid uric. Thừa cân, béo phì, sử dụng nhiều thịt đỏ, chất kích thích và một số loại thuốc như thuốc lợi tiểu, thuốc có chứa salicylate cũng làm tăng khả năng sản xuất acid uric.
2.8. Gai cột sống
Gai cột sống là tình trạng các gai xương được hình thành thêm ở phía ngoài và hai bên của các đốt cột sống. Hai dạng thường gặp nhất của bệnh là gai cột sống cổ và gai cột sống lưng.
a. Nguyên nhân và phân loại
Do viêm khớp cột sống mạn tính, chấn thương hay sự tích tụ canxi ở dây chằng, gân tiếp xúc với đốt sống, phần xương tại đầu đốt sống, đĩa sụn, dây chằng quanh khớp phát triển thêm ra, tạo thành các gai cột sống.
b. Triệu chứng
Bệnh gây ra cảm giác khó chịu, đau nhức ở vùng thắt lưng, vai hoặc cổ, đau có thể lan xuống cánh tay, gây tê bì chân tay, thậm chí giới hạn cử động. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, gai cột sống và các bệnh về xương khớp khác sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.
2.9. Ung thư xương
Ung thư xương là một trong các bệnh về xương khớp nguy hiểm nhất. Đây là loại ung thư xuất phát từ những tế bào mô liên kết xương, tế bào tạo xương và tế bào tạo sụn, xảy ra khi bên trong xương hình thành một khối u ác tính. Đây là một trong những loại ung thư có độ ác tính cao, dễ di căn xa và rất nguy hiểm.
U xương ác tính có hai loại: ung thư xương nguyên phát và ung thư xương thứ phát (di căn). Trường hợp chẩn đoán ung thư xương thứ phát thường phổ biến hơn ung thư xương nguyên phát, do khối u bị lây lan hoặc di căn từ bộ phận khác của cơ thể như vú, phổi,... đến xương.
a. Nguyên nhân gây bệnh
Các nguyên nhân của bệnh ung thư xương bao gồm: di truyền liên quan đến sự biến dị gen, bức xạ ion hóa, chấn thương, đã từng điều trị hoặc xạ trị trong quá khứ,...
b. Triệu chứng
Ở giai đoạn đầu, người bệnh thường gặp các triệu chứng dễ bỏ qua như: đau mỏi tay chân, vận động yếu. Khi khối u phát triển lớn hơn, người bệnh có thể gặp một số triệu chứng như: đau xương liên tục, có dấu hiệu sưng tấy, đau lan sang các vùng lân cận, đau xương, cảm giác mệt mỏi kéo dài, có thể kèm theo sốt nhẹ, giảm cân không rõ nguyên nhân, xương dễ gãy, sờ thấy khối hạch cứng trên cánh tay hoặc chân.
c. Phương pháp điều trị
Phương pháp điều trị bệnh ung thư xương sẽ được lựa chọn tùy theo tình trạng của từng bệnh nhân (giai đoạn ung thư, kích thước và vị trí của khối u, sức khỏe tổng thể, tuổi tác). Có ba phương pháp điều trị:
▸ Phẫu thuật (loại bỏ các mô hoặc khối u bị tác động)
▸ Hóa trị (tiêu diệt các tế bào ung thư bằng hóa chất và thuốc đặc trị)
▸ Xạ trị (ngăn chặn sự phát triển và phá hủy tế bào ung thư bằng tia phóng xạ được kiểm soát)
2.10. Lupus ban đỏ hệ thống
Lupus ban đỏ hệ thống (còn gọi là SLE hoặc lupus) là một bệnh mạn tính của hệ thống miễn dịch, gây tổn thương các cơ quan và có thể đe dọa tính mạng. Khi mắc bệnh lupus ban đỏ hệ thống, hệ miễn dịch không bảo vệ cơ thể khỏi sự xâm nhập của các tác nhân lạ gây bệnh, mà sẽ tấn công các mô lành mạnh trong cơ thể, gây ra tình trạng viêm mạn tính, tổn thương mô và nhiều bộ phận khác như khớp, da, thận, tim, phổi, não,...
a. Nguyên nhân gây bệnh
Bệnh lupus xảy ra do rối loạn miễn dịch bên trong cơ thể, gây tổn thương các tế bào khỏe mạnh.
b. Triệu chứng
70% người bệnh lupus mắc triệu chứng trên da như phát ban hình con bướm trên má và mũi, nhạy cảm với ánh nắng mặt trời hoặc ánh sáng khác. Một số triệu chứng khác: đau cơ, sưng khớp, cứng khớp và phù, đau các khớp nhỏ của bàn tay hoặc cổ tay, mệt mỏi kéo dài, sốt không rõ nguyên nhân, đau ngực khi thở sâu, rụng tóc, co giật, ngón tay, chân nhợt nhạt hoặc tím,...
c. Phương pháp điều trị
Lupus ban đỏ hệ thống không thể điều trị khỏi hoàn toàn, nhưng có thể hiệu quả với các loại thuốc như thuốc ức chế miễn dịch và điều trị triệu chứng hỗ trợ trong giai đoạn đầu của bệnh.
3. Phương pháp chẩn đoán các bệnh về xương khớp
Hiện nay, phương pháp chẩn đoán các bệnh về xương khớp chủ yếu vẫn dựa trên tiêu chuẩn chẩn đoán năm 1991 của hội thấp khớp học Mỹ (ACR - American College of Rheumatology). Các phương pháp này bao gồm X-quang, siêu âm cơ xương khớp, chụp cộng hưởng từ (MRI), nội soi khớp và một số xét nghiệm khác.
3.1. X-quang
Mỗi loại bệnh sẽ có cách chẩn đoán X- quang riêng để đánh giá cấu trúc của khớp và mật độ xương. Các vấn đề về khớp gối có thể được nhìn thấy qua hình ảnh thăm dò X-quang:
▸ Hẹp khe khớp
▸ Đặc xương dưới sụn
▸ Mọc gai xương
▸ Tiêu xương
▸ Loãng xương
3.1. Siêu âm cơ xương khớp
Đây là kỹ thuật sử dụng sóng âm tần số cao, giúp nhìn thấy hình ảnh kết cấu cơ, xương, khớp, gân, dây chằng và dây thần kinh ở độ phân giải sắc nét, sau đó đưa ra các chẩn đoán và lên phác đồ điều trị phù hợp.
3.3. Chụp cộng hưởng từ (MRI)
Phương pháp này sử dụng từ trường mạnh, sóng vô tuyến và máy tính để quan sát một cách chi tiết hình ảnh khớp trong không gian ba chiều và phát hiện các sụn khớp, dây chằng, màng hoạt dịch bị tổn thương.
3.4. Nội soi khớp
Nội soi khớp cung cấp hình ảnh chi tiết về các tổn thương thoái hoá của sụn khớp ở các mức độ khác nhau. Nhờ vậy, bác sĩ có thể xem xét tình trạng bên trong khớp và tìm ra nguyên nhân gây bất thường ở khớp. Khi thực hiện phương pháp này, bác sĩ cũng có thể sử dụng dụng cụ phẫu thuật thông qua các đường rạch nhỏ trên da để tiếp cận khớp cần điều trị và loại bỏ hay phục hồi các mô tổn thương.
3.5. Các xét nghiệm khác
Các xét nghiệm khác như dịch khớp, xét nghiệm máu và sinh hoá sẽ bổ trợ cho việc xét nghiệm chính để phân loại bệnh xương khớp đặc hiệu.
▸ Dịch khớp: Đếm tế bào dịch khớp (dưới 1000 tế bào/1mm3).
▸ Xét nghiệm sinh hoá máu: Tốc độ lắng máu bình thường.
4. Phương pháp phòng ngừa các bệnh về xương khớp
Ngoài phương pháp chẩn đoán các bệnh về xương khớp, bạn cũng có thể tìm hiểu các phương pháp phòng ngừa bệnh.
4.1. Chế độ dinh dưỡng
▸ Thường xuyên bổ sung thực phẩm giàu canxi, magie, vitamin C, vitamin D, chất chống oxy hóa, chất xơ, axit béo Omega-3 như trái cây tươi, các loại rau củ, các loại hạt, thủy sản, sữa và các chế phẩm từ sữa, nấm, trứng, ngũ cốc,...
▸ Hạn chế các loại thực phẩm chế biến sẵn, có nguồn gốc từ động vật (nhất là thịt đỏ), chứa nhiều đường, tinh bột, các thực phẩm chứa nhiều axit oxalic như củ cải trắng.
Lưu ý: Cần hạn chế ăn quá nhiều đồ ngọt và kiểm soát kỹ lượng đường trong máu.
>>> Xem thêm: Top 5 Thực Phẩm Tốt Cho Xương Khớp Từ Tự Nhiên Được Bác Sĩ Khuyên Dùng
4.2. Vận động, tập thể dục
Để hạn chế áp lực lên đầu gối và các khớp, làm giảm nguy cơ mắc các bệnh về xương khớp, việc vận động và tập thể dục vô cùng quan trọng.
▸ Đi bộ nhẹ nhàng mỗi ngày trong khoảng 20 phút sẽ giúp phòng ngừa cứng khớp.
▸ Yoga là một bài tập rất phù hợp cho những người gặp vấn đề xương khớp.
▸ Thường xuyên xoa bóp các khớp.
▸ Nên dành thời gian từ 30-45 phút mỗi ngày để tập thể dục, tối thiểu 5 ngày một tuần.
Lưu ý:
▸ Chỉ thực hiện các hoạt động thể dục khi các cơn đau khớp cấp đã qua, khớp đã ổn định trở lại.
▸ Hạn chế mang vác vật nặng.
4.3. Sinh hoạt, lối sống
▸ Thay đổi tư thế liên tục, tránh ngồi hay đứng quá lâu.
▸ Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, hạn chế làm việc quá sức.
▸ Ăn uống, nghỉ ngơi điều độ.
▸ Ngủ đủ giấc (khoảng 7-8 tiếng/ngày).
▸ Tinh thần thoải mái, tích cực, hạn chế tình trạng căng thẳng.
▸ Bảo vệ cho khớp khi thời tiết thay đổi, giữ ấm cổ, tay chân và tắm nước nóng.
▸ Hạn chế đi giày cao gót.
▸ Thường xuyên theo dõi sức khỏe.
4.4. Sử dụng thực phẩm chức năng hỗ trợ xương khớp
Ngoài các thực phẩm tốt cho xương khớp từ tự nhiên, bạn cũng có thể bổ sung thêm các dưỡng chất cần thiết từ thực phẩm chức năng để hỗ trợ điều trị các bệnh về xương khớp, giúp xương khớp có thể hoạt động một cách khỏe mạnh. Viên uống xương khớp Blackmores Glucosamine Úc 180 viên 1500mg là một trong những sản phẩm hỗ trợ xương khớp được ưa chuộng nhất hiện nay. Sản phẩm có chứa glucosamine sulfate, đây là chất có khả năng giúp phục hồi và bảo vệ khớp, giảm đau và cải thiện chức năng khớp đối với những người bị đau khớp do thoái hóa khớp hoặc viêm khớp. Blackmores Glucosamine được sản xuất tại Úc theo tiêu chuẩn chất lượng cao, được kiểm định bởi các tổ chức y tế uy tín nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng sản phẩm.
Hy vọng bài viết trên Anmart Shop đã giúp bạn có thêm thông tin liên quan đến các bệnh về xương khớp, cách chẩn đoán và phòng ngừa hiệu quả. Nếu cần được hỗ trợ trực tiếp, hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 0967 948 685 để được giải đáp thắc mắc nhé!
>>> Có thể bạn quan tâm: Glucosamine Úc có tác dụng gì
Mạng xã hội