Lưu ý khi thay bỉm cho trẻ. Trẻ mấy tuổi thì mẹ nên dừng đóng bỉm?
Đóng bỉm là một trong những điều vô cùng quan trọng đối với trẻ nhỏ. Đây cũng là công việc hàng ngày của cha mẹ khi nhà có con nhỏ. Khi trẻ vẫn còn nhỏ, bé vẫn chưa ý thức được vấn đề tự giác vấn đề đi vệ sinh, đặc biệt là ban đêm. Chính vì vậy, đóng bỉm là sự lựa chọn tuyệt vời nhất để giúp con trong việc vệ sinh hàng ngày. Tuy nhiên, không phải thời điểm nào mẹ cũng đóng bỉm cho con trẻ. Vậy trẻ mấy tuổi thì mẹ nên dừng đóng bỉm? Hãy cùng chuyên gia đi giải đáp thắc mắc này bạn nhé!
1. Mẹ cần chú ý những gì khi thay bỉm cho trẻ?
1.1. Không đóng bỉm quá chật
Điều đầu tiên mẹ cần lưu ý đó chính là không đóng bỉm quá chặt bởi bỉm sẽ để lại nhiều dấu hằn trên da bé. Từ đó, gây ảnh hưởng và dẫn đến tổn thương đến làn da non nớt của trẻ nhỏ. Không chỉ thế đóng bỉm chặt cũng khiến trẻ quấy khóc bởi cảm thấy khó chịu, đặc biệt bỉm chặt cũng khiến bé bị đau do bỉm cọ xát vào da. Chính vì vậy, cha mẹ hãy lưu ý thật kỹ đến điều này nhé!
1.2. Không nên sử dụng bột phấn cho trẻ
Trong quá trình thay bỉm cho trẻ, mẹ không nên sử dụng bột phấn vì có thẻ làm ảnh hưởng đến trẻ. Đặc biệt chẳng may bé hít phải bột sẽ không an toàn với sức khỏe của bé. Thay vào đó, mẹ có thể lựa chọn những sản phẩm an toàn mà chất lượng hơn như: Thuốc mỡ, sản phẩm chống hăm tã, vaseline,.. Mẹ hãy sử dụng một trong những sản phẩm này để cung cấp độ ẩm cho trẻ nhỏ. Từ đó, làn da bé không gặp tình trạng khô nẻ mà luôn thông thoáng.
1.3. Đảm bảo an toàn trong quá trình thay bỉm
Mẹ không nên để bé yêu của mình nằm một mình trong quá trình thay bỉm vì bé dễ dàng lật sang vị trí khác. Nếu chẳng may bé ngã hay va đập sẽ gây tổn thương đến da của trẻ. Chính vì vậy, mẹ luôn cẩn thận ở bất kỳ trường hợp nào để đảm bảo an toàn cho con trẻ.
1.4. Lưu ý cách thay bỉm cho con trẻ
Nên lấy khăn ướt dành cho trẻ lau từ trước ra phía sau, không nên lau theo chiều ngược lại. Sau khi lau xong, mẹ nên dùng khăn khô mềm lau lại để bé được khô thoáng và bôi thuốc mỡ chống hăm cho bé. Đồng thời, các mẹ cũng nên chú ý, quan sát để nhận biết các dấu hiệu của chứng hăm bỉm như da bé bị rát đỏ, nổi những đốm mụn nhỏ có màu đỏ. Trong trường hợp này, mẹ nên thay bỉm thường xuyên cho bé, bôi vaseline và để ý tình trạng hăm có thuyên giảm hay không. Nếu những dấu hiệu này xảy ra thường xuyên và kéo dài hơn 2 – 3 ngày, kèm theo sốt, bạn nên đưa bé đến bệnh viện để được kiểm tra. Tránh tình trạng bố mẹ chủ quan, không quan tâm đến khiến cho tình trạng của bé trở nên nghiêm trọng hơn.n đầu tiên vào lúc nào, đúng không nào.
2. Trẻ mấy tuổi thì mẹ nên dừng đóng bỉm?
- Thông thường, mẹ Việt hay cho trẻ sử dụng bỉm từ lúc chào đời đến khi trẻ ở giai đoạn 3-4 tuổi, nhiều bé còn đóng bỉm đến lúc 5 tuổi. Tuy nhiên, đây là điều hoàn toàn không nên bởi theo nghiên cứu cho thấy, trẻ không nên đóng bỉm quá lâu. Mẹ chỉ nên cho bé sử dụng bỉm trong những tháng đầu đời và cho bé ngừng đóng bỉm lúc trẻ được 2 tuổi. Vào giai đoạn 2 tuổi, mẹ nên tập cho bé cách ngồi bô hoặc dặn dò bé khi buồn đi vệ sinh thì gọi người lớn.
- Nhiều cha mẹ ỷ lại vào tính tiện dụng của bỉm mà cứ cho con trẻ sử dụng trong khoảng thời gian rất dài. Có những bé được sử dụng bỉm đến tận năm vào tiểu học mới bỏ, đây là điều không tốt cho các bé. Cha mẹ chỉ nên cho con trẻ đóng bỉm khi đang ở giai đoạn 1-2 tuổi rồi hạn chế sử dụng bỉm cho con. Ở thời điểm này, cha mẹ hãy dành thời gian dạy cho con làm quen với việc không đóng bỉm, hướng dẫn con cách đi vệ sinh hợp lý trong nhà vệ sinh hoặc ở bô.
- Điều này cũng chính là cách hướng dẫn, giáo dục con trẻ trong việc đi vệ sinh đúng cách mỗi khi có nhu cầu. Hơn nữa, điều này cũng tạo thói quen và tính tự giác cho trẻ trong việc đi vệ sinh so với những trẻ đóng bỉm.
- Không chỉ thế, tập cho trẻ cách không đóng bỉm cũng là cột mốc đáng nhớ trong giai đoạn phát triển của bé. Chính vì vậy, cha mẹ hãy lựa chọn thời điểm vàng để giúp trẻ nhỏ bỏ bỉm và hướng dẫn bé cách đi vệ sinh hàng ngày nhé!
3. Mẹ cần làm gì để tạo thói quen cho trẻ không sử dụng bỉm?
Để tạo thói quen cho con nhỏ không sử dụng bỉm là một quá trình khá khó khăn. Lúc này mẹ không biết nên làm gì để tạo cho con thói quen tốt này. Dưới đây, An Mart sẽ giải đáp câu hỏi mẹ cần làm gì để tạo thói quen cho trẻ không sử dụng bỉm.
3.1. Kiên nhẫn với bé
Đầu tiên, khi tập cho trẻ thói quen bỏ bỉm chính là cha mẹ không nên quát mắng trẻ nhỏ mà phải có tính kiên nhẫn và hướng dẫn nhẹ nhàng các bé. Như An Mart đã nói bên trên, đây là một quá trình dài chứ không phải ngày một ngày hai nên cha mẹ cần có sự kiên nhẫn với con trẻ. Bởi khi cáu kỉnh, quát mắng trẻ trong việc tập bỏ bỉm sẽ khiến cha mẹ có kết quả trái ngược với mong muốn. Lý do bởi khi bị quát mắng, cha mẹ vô tình gây áp lực lên con nhỏ, tâm lý bé bất ổn và việc bỏ bỉm càng khó khăn hơn. Lúc này, cha mẹ sẽ mất nhiều thời gian và công sức để cho trẻ bỏ bỉm. Do vậy, nguyên tắc đầu tiên mà cha mẹ cần thực hiện chính là sự kiên nhẫn với bé.
Không chỉ thế, cha mẹ cần bỏ bỉm từ từ cho trẻ nhỏ bằng cách phân chia thời gian nào đóng bỉm, thời gian nào bỏ bỉm. Theo nghiên cứu cho thấy, ban ngày mẹ nên tháo bỏ những chiếc bỉm bí bách cho trẻ có sự hoạt động thoải mái hơn. Mẹ chỉ nên đóng bỉm cho con vào ban đêm để tránh ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ.
3.2. Không cho trẻ đóng bỉm ban ngày
Bạn cần theo dõi thói quen đi vệ sinh của trẻ đẻ việc bỏ bỉm ngày được diễn ra suôn sẻ hơn. Dựa vào những lưu ý đó, mẹ có thể chủ động cho bé đi ệ sinh 1-2 tiếng/ lần. Hơn nữa, trong giai đoạn bỏ bỉm mẹ cần cho trẻ làm quen với chiếc bô thay vì sử dụng bồn cầu. Bởi cơ thể của trẻ bé, chiều cao không lớn nên sử dụng bồn cầu gây ra nhiều bất tiện cho trẻ nhỏ. Ngoài ra, để cho bé dễ dàng đi ệ sinh bạn có thể cho trẻ chơi những đồ chơi mà con thích, xem sách hay nghe nhạc. Những điều này sẽ giúp bé “giải quyết nỗi buồn” một cách thoải mái và dễ chịu hơn rất nhiều.
3.3. Không cho trẻ đóng bỉm ban đêm
Việc bỏ bỉm đêm cho trẻ sẽ mất rất nhiều thời gian hơn bỏ bỉm ngày. Tuy nhiên, tuân theo nguyên tắc này cha mẹ sẽ dễ dàng cho con bỏ bỉm đêm thành công. Trong vòng 2 tiếng trước khi đi ngủ cha mẹ không nên cho trẻ uống nước và hãy giảm tần suất hoạt động của trẻ trong khoảng thời gian này. Khi chuẩn bị ngủ, cha mẹ hãy chủ động cho trẻ nhỏ đi vệ sinh. Nhiều người lựa chọn việc gọi bé dậy đi tè buổi đêm nhưng điều này đã làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ nhỏ. Từ đó, bé sẽ quấy khóc vì cha mẹ cắt ngang giấc ngủ của trẻ. Đồng thời, trong những ngày tập cho bé thói quen bỏ bỉm đêm mẹ có thể sử dụng ga hoặc thảm chống thấm cho trẻ. Mục đích để giảm bớt tình trạng thay ga thường xuyên, tránh tình trạng mất công sức và thời gian của cha mẹ.
Khi tập cho trẻ thói quen không mặc bỉm buổi đêm cha mẹ cần có sự kiên nhẫn và chờ đợi. Khi nào mẹ thấy 1 tuần bé không tè dầm đêm chính là mẹ đã thành công rồi đấy. Hãy tập dần dần cho bé thói quen ngày từng ngày, đảm bảo chỉ cần kiên nhẫn mẹ sẽ có thành công.
Trên đây, An Mart đã chia sẻ cho bạn những lưu ý khi thay bỉm cho trẻ và trả lời cho câu hỏi trẻ mấy tuổi thì mẹ nên dừng đóng bỉm. Qua đó, bạn hãy tập bỏ bỉm cho trẻ trong giai đoạn bé 2 tuổi, không nên kéo dài thời gian đóng bỉm mẹ nhé!
Mạng xã hội