Thực Đơn Ăn Dặm Cho Bé 6 Tháng Tăng Cân Hiệu Quả Mẹ Nên Biết
Bước sang tháng thứ 6 bên cạnh nguồn sữa mẹ dồi dào, bé cần nhiều chất dinh dưỡng hơn để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng. Đây là giai đoạn các mẹ cần chú ý để lựa chọn thực phẩm và lên thực đơn giúp bé phát triển tốt nhất về thể chất và tinh thần. Việc thiết kế một thực đơn cân đối, hợp lý là điều khiến các mẹ băn khoăn, trăn trở. Hiểu được điều này, Anmart Shop đã thiết kế sẵn thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng theo từng tuần giúp các mẹ có thể giải quyết nỗi lo. Cùng xem qua bài viết này nhé!
I. Vì sao cần tập cho bé ăn dặm ở tháng thứ 6?
Đối với trẻ nhỏ sữa mẹ là chất dinh dưỡng hoàn hảo nhất. Tuy nhiên đối với bé từ 6 tháng tuổi trở lên sữa mẹ không còn đáp ứng đủ nhu cầu tăng trưởng và phát triển của bé. Mẹ nên tập cho bé ăn dặm với các thực phẩm dễ tiêu hóa để bổ sung cho bé đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết.Trong quá trình ăn dặm mẹ cần dành thời gian để tìm hiểu về cách cho bé ăn dặm hợp lý vì khi đột ngột đổi từ sữa mẹ sang ăn dặm bé sẽ rất dễ từ chối và trở nên lười ăn. Ngoài ra, bé cũng rất dễ xảy ra các vấn đề về sức khỏe trong quá trình trưởng thành như chậm lớn, ngừng phát triển, bé bị thiếu máu hay bé bị còi xương,
Chính vì thế, mẹ cần có kiến thức đúng về ăn dặm để đảm bảo sức khỏe toàn diện cho con trong giai đoạn 6 tháng tuổi.
Nếu các mẹ không biết thời điểm nào nên cho bé ăn dặm là hợp lý thì có thể quan sát một số biểu hiện hàng ngày để nhận biết như sau:
▸ Bé có thể ngồi thẳng được mà không cần bố mẹ hỗ trợ
▸ Bé có thể giữ được đầu ở tư thế thẳng, ổn định mà không cần sự trợ giúp từ bố mẹ
▸ Bé tỏ ra thích thú với các loại đồ ăn, thường nhìn các thành viên trong gia đình ăn uống
▸ Bé không còn đẩy đồ ăn ra khi ba mẹ đút vào miệng
▸ Bé tập nhai những thứ mà bố mẹ đút vào miệng bằng nướu
Khi bé có các dấu hiệu trên mẹ có thể bắt đầu thiết kế thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng phù hợp với khẩu vị và nhu cầu của bé. Tuy nhiên nguồn dinh dưỡng chính mà bé 6 tháng tuổi cần vẫn là sữa mẹ, ăn dặm chỉ giúp bổ sung thêm chất dinh dưỡng cho bé. Vì thế, mẹ tuyệt đối không nên cho bé bỏ bú quá sớm để đảm bảo hệ miễn dịch và trẻ được phát triển một cách tối đa.
II. Hướng dẫn mẹo cho trẻ 6 tháng ăn dặm khỏe mạnh
1. Những nguyên tắc khi cho bé ăn dặm mẹ nên biết
Giai đoạn 6 tháng đầu là thời điểm thích hợp cho bé tập làm quen với việc ăn dặm. Vì vậy trong thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng mẹ nên cho bé tiếp xúc với các nhóm thực phẩm dễ tiêu hóa. Để xây dựng thực đơn cho bé hợp lý trong giai đoạn này, các mẹ cần tuân thủ một số nguyên tắc sau:
▸ Liều lượng ăn của bé: Mẹ nên cho bé ăn theo nhu cầu cơ thể, để bé làm quen và thích nghi với việc ăn dặm, mẹ nên tập cho bé ăn từng ít một đến nhiều nếu bé có biểu hiện thích ăn.
▸ Số lượng bữa ăn của bé: Không nên cho bé ăn quá 1 bữa trong ngày bởi ngoài việc ăn dặm bé còn bú sữa mẹ. Giai đoạn sau có thể tăng số lượng bữa ăn tùy theo nhu cầu của bé.
▸ Độ thô của thức ăn: Để giúp bé dễ nuốt mẹ nên nghiền nhuyễn thức ăn, cho bé ăn từ loãng đến đặc để dạ dày bé thích nghi.
▸ Nguyên liệu: Với những bữa ăn đầu tiên trong thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng, mẹ nên chế biến những món ăn từ tinh bột, trái cây, rau xanh,.. Vì nhóm thực phẩm này rất đơn giản và dễ tiêu hóa. Đến tháng thứ 7, mẹ có thể bổ sung thêm cho bé các nhóm thực phẩm giàu protein như ức gà, thịt heo luộc như, cá, tôm,…
▸ Gia vị: Để giống với hương vị sữa, mẹ nên bắt đầu cho bé với những món có vị ngọt. Đến tuần thứ 3, mẹ hãy thêm các bột mặn chế biến từ thịt, cá vào các món ăn của bé để có nhiều hơn chất dinh dưỡng. Mẹ tuyệt đối không thêm mắm, muối vào đồ ăn dặm bởi điều này sẽ làm thận của bé làm việc quá sức, không tốt cho sức khỏe của bé sau này.
▸ Không ép bé ăn dặm: Trong trường hợp bé không muốn ăn hoặc tỏ thái độ phản đối việc ăn dặm, mẹ nên tạm ngưng khoảng 1 tuần rồi sau đó thử lại. Hạn chế ép buộc bé, nên tạo tâm lý thoải mái cho bé trong việc ăn uống.
2. Phương pháp ăn dặm cho bé 6 tháng phổ biến nhất
Để bé tăng cân hiệu quả, các mẹ có thể áp dụng một trong hai phương pháp phổ biến khi thiết kế thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng: Ăn dặm truyền thống và ăn dặm tự chỉ huy (BLW – Baby Led Weaning).
Khó để có thể so sánh phương pháp nào mang lại hiệu quả tốt hơn vì mỗi phương pháp đều có ưu nhược điểm riêng. Với bé 6 tháng tuổi là lúc bé bắt đầu ăn dặm, mẹ có thể kết hợp các phương pháp này để xác định đâu là phương pháp ăn dặm phù hợp nhất cho con.
a. Phương pháp cho bé 6 tháng ăn dặm truyền thống
Trong phương pháp này, mẹ chuẩn bị sẵn đồ ăn để bé làm quen thụ động dần dần với thức ăn đặc hơn. Đầu tiên mẹ sẽ cho bé ăn thức ăn được xay nhuyễn mịn sau đó bé sẽ ăn thức ăn được nghiền và cắt nhỏ, tiếp đến là những miếng nhỏ.
Ưu điểm:
- Dễ dàng đo lường được bé đã ăn bao nhiêu
- Ít gặp phải vấn đề bé làm bẩn hay nghịch ngợm đồ ăn
Nhược điểm:
- Mẹ phải tốn nhiều thời gian để chuẩn bị riêng đồ ăn cho bé
- Khó xác định khi nào bé no, dẫn đến việc ép bé ăn quá nhiều
- Nếu bé quen ăn thức ăn nhuyễn mịn, sẽ gặp khó khăn khi thay đổi sang đồ ăn có kết cấu khác vào thời gian đầu
b. Phương pháp cho bé 6 tháng ăn dặm tự chỉ huy
Với phương pháp ăn dặm tự chỉ huy (BLW – Baby Led Weaning), bé được khuyến khích chủ động trong việc tự ăn. Mẹ đưa cho bé những thức ăn mềm, to, có thể cầm/ bốc bằng tay và cho phép bé tự khám phá từng loại thức ăn theo cách riêng của chúng.
Ưu điểm
- Khuyến khích cho bé độc lập trong việc ăn uống sớm hơn
- Khi bé đã ăn no, sẽ tự dừng lại, hạn chế tình trạng ép ăn, tạo tâm lý thoải mái cho bé khi ăn
- Mẹ không cần mất nhiều thời gian để nấu theo chế độ riêng biệt, bé có thể cùng ăn với người lớn
Nhược điểm
- Có thể phát sinh một số vấn đề không mong muốn như nghẹt thở hay nôn mửa. Tuy nhiên nguy cơ này có thể rất ít xảy ra nếu mẹ chia nhỏ đồ ăn cho bé thích hợp
- Bé nghịch ngợm, nô đùa với đồ ăn nên dễ bị vấy bẩn, mẹ sẽ mất thời gian để vệ sinh cho bé cũng như các đồ đạc.
3. Nhóm thực phẩm cần tránh khi thiết kế thực đơn ăn dặm cho bé
Trong giai đoạn bé làm quen với việc ăn bổ sung, mẹ cần loại bỏ một số thực phẩm trong thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng bao gồm:
▸ Mật ong: Mật ong có khả năng chứa độc tố botulinum rất cao , gây ngộ độc cho bé dưới 6 tháng tuổi và làm ảnh hưởng tới thần kinh.
▸ Trứng chưa nấu chín: Trong trứng chưa nấu chín có thể chứa vi khuẩn Salmonella, khi vào đường ruột của bé vi khuẩn này sẽ làm tổn thương hệ tiêu hóa và thần kinh.
▸ Các sản phẩm sữa chưa được tiệt trùng: hệ tiêu hóa của bé trong giai đoạn này vẫn còn rất yếu. Sữa chưa tiệt trùng có thể chứa vi khuẩn, ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa của bé. Tốt nhất mẹ nên lựa chọn các loại sữa tiệt trùng để đảm bảo an toàn nhất.
▸ Dầu ăn: Không nên bổ sung trực tiếp dầu ăn vào món ăn của bé vì dầu ăn khiến quá trình tiêu hóa thức ăn kéo dài. Bên cạnh đó, dầu ăn còn làm giảm co bóp dạ dày đẩy thức ăn xuống ruột non gây đầy bụng, khó tiêu cho bé. Mẹ có thể bổ sung chất béo cho bé thông qua các thực phẩm như các loại thịt, cá, quả bơ,…. để bé dễ hấp thu các vitamin tan trong dầu như vitamin A, D, K, E. Đồng thời mẹ có thể thêm vào món ăn dặm của bé từ 1-2 dầu oliu hay các loại dầu thực vật khác như dầu hạt mắc ca.
>>> Xem thêm: Cách Pha Bột Ăn Dặm Aptamil Giúp Bé Có Bữa Ăn Ngon Miệng
III. Gợi ý thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng giúp bé ăn ngon
1. Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi - Tuần 1
2. Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi - Tuần 2
3. Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi - Tuần 3
4. Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi - Tuần 4
IV. Cách chế biến đồ ăn dặm cho bé 6 tháng an toàn nhất
Theo hướng dẫn của các chuyên gia dinh dưỡng trẻ em, để đảm bảo các dưỡng chất trong thực phẩm được giữ nguyên, mẹ cần lưu ý những điều sau:
▸ Sơ chế thực phẩm:
Mẹ hãy ưu tiên lựa chọn thực phẩm thu hoạch đúng mùa để đảm bảo độ tươi sạch. Trước khi nấu, mẹ cần rửa sạch và sơ chế thật kỹ lưỡng các nguyên vật liệu để tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và hệ tiêu hóa non yếu của bé.
▸ Quy trình nấu ăn:
Nhằm thuận tiện và tiết kiệm thời gian hơn cho quá trình chế biến đồ ăn dặm cho bé, mẹ có thể chuẩn bị xay sẵn các loại bột (bột gạo, bột yến mạch, đậu xanh,… ) và bảo quản chúng trong hũ thủy tinh kín.
Lưu ý: Mẹ nên xay sẵn với lượng bột vừa phải, tránh việc để lâu gây mốc.
- Mẹ tiến hành nấu bột cho bé theo tỷ lệ 1 phần gạo, 10 phần nước. Trong quá trình nấu mẹ nên dùng đũa khuấy liên tục tránh bị đóng bột hoặc cháy
- Không nên cho rau củ quá sớm, đợi sau khi bột chín, mẹ mới cho rau củ được nghiền mịn vào để đảm bảo độ dinh dưỡng từ thực phẩm vẫn được giữ nguyên mà không bị mất đi bởi nhiệt độ cao.
Trên đây là thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi mà Anmart Shop đã thiết kế giúp các mẹ dễ dàng hơn trong việc cho bé ăn dặm ở giai đoạn đầu. Để cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng và không ảnh hưởng đến sức khỏe, hệ tiêu hóa non yếu của bé mẹ cần phải tuân thủ các nguyên tắc khi cho bé ăn dặm. Nếu có bất cứ thắc mắc nào về sản phẩm hay các vấn đề chăm sóc cho bé, mẹ hãy nhanh tay liên hệ qua Hotline 0967.948.685 của Anmart Shop để được tư vấn và giải đáp nhanh nhất nhé.
Mạng xã hội