Lạm dụng bỉm gây ra tác hại gì cho trẻ nhỏ?
Nhiều người thường xuyên lạm dụng bỉm và cho con mặc bỉm 24/24 nhưng không hề quan tâm đến hậu quả khôn lường mà nó mang lại. Bởi lẽ, điều này gây nguy hiểm đến làn da của trẻ nhỏ, bỉm để lâu sẽ gây tổn hại trực tiếp tới sức khỏe cũng như bề mặt da non nớt của bé. Dưới đây hãy cùng đi tìm hiểu những tác hại do lạm dụng bỉm mang lại.
1. Lạm dụng bỉm gây ra tác hại gì cho trẻ nhỏ?
1.1. Bé hăm tã, dễ gặp vấn đề về tình trạng viêm da
Khi bé mặc bỉm quá lâu, bé sẽ cảm thấy bức bối, khó chịu và dễ bị hăm tã. Hơn nữa, khi làn da bị ngâm hàng tiếng đồng hồ trong chất thải sẽ gây ra vấn đề lở loét, tình trạng viêm da xuất hiện.
Đặc biệt là vào mùa hè, khi mẹ cho con đóng bỉm 24/24 sẽ khiến cho bé cảm thấy không thoải mái, các hoạt động của bé trở nên bị ràng buộc và gây khó chịu. Từ đó, bé sẽ quấy khóc rất nhiều bởi tình trạng lở loét viêm da và hăm tã. Hơn nữa, theo nghiên cứu cho thấy một chiếc bỉm chỉ được đóng lâu nhất trong vòng 3-4 giờ. Đồng thời với tã giấy chỉ rơi vào 2-3 tiếng. Hơn nữa, khi bé ị thì mẹ cần thay bỉm mới ngay lập tức để vi khuẩn không xâm nhập vào da của con.
1.2. Bé dễ bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu
Không chỉ bị hăm tã và lở loét ra mà việc đóng bỉm lâu sẽ khiến bé nhiễm khuẩn nhất là vùng da ở dưới bẹn. Đặc biệt đối với bộ phận sinh dục của bé cũng dễ dàng bị vi khuẩn xâm nhập. Khi bé đi vệ sinh, chất thải sẽ bị đọng lại và tích tụ tại bỉm, đây là con đường ngắn nhất dẫn đến tình trạng vi khuẩn xâm nhập trực tiếp vào cơ thể của bé. Từ đó, vi khuẩn sẽ gây ra vấn đề về viêm nhiễm hoặc viêm ngược lên đường tiết niệu của trẻ. Do vậy, trẻ sẽ gặp tình trạng ngứa ngáy và rất khó chịu.
Tuy nhiên, bệnh nhiễm khuẩn đường tiết niệu thường gặp ở bé gái nhiều hơn so với bé trai. Bởi lẽ, đường tiểu ở bé gái là rất ngắn, vi khuẩn dễ dàng đi sâu vào bên trong và gây ra một số hậu quả nghiêm trọng cho đường tiết niệu. Hơn nữa, một số trẻ bị viêm bệnh do nấm candida nếu như không được chữa trị kịp thời sẽ gây ra viêm âm đạo cho bé.
1.3. Trẻ sẽ không kiểm soát được vấn đề đi vệ sinh
Khi mẹ lạm dụng điểm quá nhiều cho con, gây ra một thói quen rất xấu đó chính là bé sẽ tự động đi vệ sinh trong bỉm. Dần dần, bé sẽ không còn phản xạ báo cho bố mẹ biết lúc nào mình muốn đi vệ sinh. Từ đó, trẻ có thể đi tiểu không kiểm soát hoặc tè dầm. Chính vì vậy, kể cả khi bé đã lớn thì bé cũng không kiểm soát được tình trạng vệ sinh của mình.
1.4. Dẫn đến vấn đề suy thận
Khi cha mẹ lạm dụng bỉm quá nhiều, không thay thế bỉm mới khi trẻ đi đại tiện sẽ dẫn tới viêm nhiễm dài ngày. Quá trình viêm nhiễm này sẽ tích tụ và gây ra tình trạng nhiễm trùng đường tiểu dưới. Từ đó, việc nhiễm trùng này sẽ lan trên đường tiểu trên gây ra biến chứng viêm thận và những vấn đề về suy thận.
1.5. Giảm chức năng sinh sản của trẻ
Hơn nữa, việc lạm dụng bỉm thường xuyên sẽ giảm chức năng sinh sản ở trẻ đặc biệt là gây hại cho tinh hoàn của bé trai. Bởi lẽ, khi đeo bỉm quá lâu sẽ gặp tình trạng bí bách, làn da khó thở vì bỉm đã áp sát vào cơ thể. Từ đó, nhiệt độ ở cục bộ sẽ tăng lên, tinh hoàn của bé cũng tăng lên theo đó. Theo nghiên cứu cho thấy, nhiệt độ thích hợp nhất cho tinh hoàn của trẻ là rơi vào khoảng 34 ° C. Khi nhiệt độ này đã tăng lên đến 37 °C và không kiểm soát được sẽ gây ra vấn đề về sản xuất tinh trùng sau này cho trẻ.
2. Lựa chọn bỉm như thế nào cho trẻ nhỏ?
Lựa chọn bỉm như thế nào cho trẻ nhỏ là hợp lý? Đây là một trong những thắc mắc của bậc cha mẹ phụ huynh khi đứng trước thị trường bỉm tã đa dạng. Bởi lẽ, như các bạn đã biết thị trường bỉm tã ngày càng nhiều không ít mặt hàng giả trà trộn vào gây ra tình trạng hoang mang cho người tiêu dùng. Chính vì vậy, An Mart sẽ chia sẻ cho các bạn một số lưu ý lựa chọn bỉm như thế nào cho trẻ nhỏ là hợp lý.
2.1. Lưu ý tiêu chí về chất lượng của bỉm
Như các bạn đã biết, chất lượng chính là một trong những tiêu chí đầu tiên để mẹ có thể lựa chọn sản phẩm phù hợp nhất cho trẻ. Một chiếc bỉm chất lượng phải đảm bảo các yếu tố sau đây:
- Độ thấm hút phải đạt hiệu quả
Làn da bé sơ sinh rất mỏng manh và yếu ớt, tình trạng da sẽ dễ dàng bị hăm cũng như mẩn đỏ nếu độ thấm hút không đủ tiêu chuẩn. Bỉm có độ thấm hút nhanh chóng sẽ khiến cho bề mặt da của trẻ được khô thoáng, bé sẽ cảm thấy thoải mái dễ chịu và ít quấy khóc hơn. Đồng thời, bỉm thấm hút tốt sẽ có thể tránh được những tình trạng hăm tã, giữ gìn vệ sinh tốt nhất cho trẻ.
- Đạt tiêu chuẩn về chất liệu mềm mại và an toàn
Như chúng tôi đã nói bên trên, làn da của bé rất nhạy cảm và dễ mẩn đỏ, kích ứng nếu như không sử dụng loại bỉm đạt tiêu chuẩn về chất lượng. Đồng thời, bỉm gắn liền với bé gần như là cả ngày chính vì vậy lựa chọn loại tã bỉm có chất liệu mềm mại sẽ mang đến cảm giác dễ chịu cho trẻ. Hơn nữa, loại sản phẩm này sẽ đảm bảo độ an toàn cho bé và mang lại cảm giác em nhé trong quá trình sử dụng.
- Thiết kế thông thoáng, ôm trọn cơ thể của trẻ nhỏ
Nếu bỉm có thiết kế thoáng khí sẽ giúp làn da bé trở nên thông thoáng hơn rất nhiều từ đó tình trạng hăm tã cũng giảm đi đáng kể. Hơn nữa, làn da không chỉ lưu thông không khí mà còn giữ cho bề mặt da của bé được khô thoáng và mịn màng. Đồng thời, khi bỉm được thiết kế ôm trọn cơ thể của bé sẽ tránh được tình trạng xô lệch trong quá trình sử dụng.
- Mùi hương dễ chịu
Bỉm đạt chất lượng phải là bỉm không có mùi hoặc chỉ có mùi dịu nhẹ, an toàn với làn da của trẻ. Bởi vì bỉm sản xuất có mùi nồng thuốc thường chứa nhiều hương liệu hoặc đây là có thể là bỉm giả. Từ đó sẽ ảnh hưởng và làm tổn thương đến làn da non nớt của trẻ nhỏ. Chính vì vậy, cách tốt nhất là mẹ nên chọn bỉm không có mùi cho trẻ để đảm bảo 100 % an toàn cho bé.
2.2. Lựa chọn bỉm theo tiêu chí về số lượng.
Như các bạn đã biết, trẻ sơ sinh thường đi vệ sinh nhiều lần trong một ngày nên rất cần lượng bỉm lớn. Còn đối với trẻ trong giai đoạn tập đi tập nói thì số lượng bỉm sẽ dần ít đi. Chính vì vậy, không chỉ cần lựa chọn vì chất lượng mà mẹ cũng cần lưu ý về số lượng khi lựa chọn bỉm cho trẻ.
3. Tần suất đóng bỉm cho con trong ngày
Thay bỉm cho trẻ là một trong những công việc mà cha mẹ, ông bà cần phải quan tâm tới. Tuy nhiên, tần suất đóng bỉm cho con trong ngày như thế nào và số lượng điểm cần dùng là bao nhiêu? Chúng ta hãy cùng theo dõi sau bảng dưới đây nhé!
Số tháng tuổi |
Số lượng bỉm cần dùng trong một ngày |
Số lượng bỉm cần dùng trong một tháng |
0 – 1 tháng tuổi |
10 - 12 |
320 |
1 – 5 tháng tuổi |
8 – 10 |
240 |
5 – 9 tháng tuổi |
8 |
240 |
9 – 12 tháng tuổi |
8 |
240 |
Qua đó, chúng ta có thể thấy rằng trung bình một ngày, trẻ nhỏ sơ sinh dưới một tháng tuổi sẽ cần được thay 10-12 miếng bỉm mỗi ngày. Bởi lẽ, ở độ tuổi này trong ngày bé có thể đi tiểu từ 4-5 lần đặc biệt là sau mỗi lần bú. Hơn nữa các bé càng lớn thì tần suất mẹ thay bỉm cho trẻ nhỏ càng giảm. Chính vì vậy, tùy thuộc vào giai đoạn phát triển của bé mà bạn sẽ dựa vào bảng trên để thay tã hợp lý cho trẻ nhé!
4. Phân biệt tã bỉm thật và giả
4.1. Nhìn kỹ ngày sản xuất hạn sử dụng cũng như giá thành
Bỉm thật: Sản phẩm này sẽ có ngày sản xuất và hạn sử dụng được in kỹ càng trên bao bì với một cách rõ nét nhất. Hơn nữa, giá niêm yết của bỉm thật sẽ bao gồm nhiều thông tin và được in đậm.
Bỉm giả: Đối với bỉm giả thì ngày sử dụng và hạn sử dụng sẽ được in một cách mờ nhạt và không rõ ràng. Thậm chí, một số loại bỉm giả còn không có ngày sản xuất và hạn sử dụng. Giá thành thì sẽ in bé hơn và nhạt hơn so với sản phẩm bị thật.
4.2. Phân biệt bỉm theo màu sắc
Bỉm thật: Hình ảnh cũng như màu sắc của bỉm thật rõ nét.
Bỉm giả: Đối với bỉm giả thì được sản xuất với màu ngoài hơn và có thể mờ khi chúng ta lau nhẹ.
4.3. Phân biệt về bề mặt bỉm
Bỉm thật: Có lớp bông cực kỳ dày dặn cũng như có các hạt thấm hút bên trong được sếp đều theo cả hai mép bỉm. Đồng thời, bề mặt thường nhẵn mịn hơn so với bỉm giả.
Bỉm giả: Bỉm giả thường có lớp vỏ cực kỳ mỏng với lớp bông ít ỏi. Hạt hút sẽ tập trung ở giữa bỉm và bề mặt được thiết kế lỗ chỗ. Đồng thời, bề mặt của sản phẩm bỉm giả sẽ không nhẵn mịn như bỉm thật.
4.4. Mùi hương
Bỉm thật: Đây là loại bỉm sẽ có mùi thơm rất dễ chịu hoặc không có mùi.
Bỉm giả: Thường được sử dụng rất nhiều hóa chất khác nhau nên mùi rất nồng nặc.
4.5. Khả năng thấm hút
Bỉm thật: Có khả năng thấm hút nhanh, bề mặt khô thoáng giúp làn da của bé được thông thoáng và không gặp tình trạng bí bách.
Bỉm giả: Sản xuất kém chất lượng nên không có khả năng thấm hút. Từ đó, bé sẽ gặp tình trạng tràn bỉm hoặc hăm tã.
Trên đây, An Mart đã đi chia sẻ cho các bạn về vấn đề lạm dụng bỉm gây ra tác hại gì cho trẻ nhỏ. Đồng thời, chúng tôi đã chia sẻ những tiêu chí về chất lượng của bỉm, tần suất đóng bỉm hằng ngày cho con. Hy vọng bài viết này sẽ mang đến nhiều lợi ích cho các bạn.
Mạng xã hội