4 bí kíp bảo quản an toàn sữa mẹ trong tủ lạnh an toàn, đúng cách
Việc bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh vô cùng quan trọng và cần thiết. Nhất là đối với những bà mẹ nhiều sữa và vắt sữa ra cho con bú hàng ngày. Vậy tại sao cần phải bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh? Bí kíp bảo quản sữa mẹ an toàn, đúng cách là như thế nào? Hãy cùng An Mart đi giải đáp qua bài viết có ích dưới đây nhé!
1. Tại sao cần bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh?
Như các bạn đã biết, một cữ bú mẹ bé sẽ không bú được tất cả lượng sữa ở hai bên bầu ngực. Bởi dạ dày bé còn nhỏ, khi cơ thể dung nạp đầy đủ chất dinh dưỡng thì trẻ sẽ không bú nữa. Chính vì vậy, số sữa thừa luôn được mẹ hút ra để lưu trữ, đồng thời tránh tình trạng tắc tia sữa hoặc thiếu sữa cho con trẻ.
Không chỉ vậy, sữa mẹ sau khi vắt ra không thể để ở nhiệt độ phòng trong khoảng thời gian dài là 4 tiếng. Bởi lẽ khi để bên ngoài, sữa mẹ sẽ bị vi khuẩn xâm nhập, tấn công làn sữa bị hỏng và bị chua. Chính vì vậy, sữa mẹ khi vắt ra cần được bảo quản trực tiếp trong tủ lạnh để đảm bảo an toàn cho bé.
Hơn nữa, trong khoảng thời gian nghỉ thai sản là 6 tháng, mẹ sẽ phải đi làm nên việc cho con bú thường xuyên là điều không thể. Khi đó, tốt nhất là mẹ cần hút sữa để lưu trữ trong tủ lạnh để bé uống dần khi mẹ vắng nhà.
2. Lưu ý thời gian bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh
Muốn sữa được an toàn khi hút ra và vẫn cung cấp đủ các dưỡng chất cho bé thì mẹ nên lưu ý thời gian bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh. Dưới đây, An Mart sẽ chia sẻ thời gian bảo quản sữa mẹ thích hợp nhất như sau.
- Bảo quản ở phòng có nhiệt độ trên 26 độ C thì nên lưu trữ khoảng 4-6 tiếng.
- Với phòng có điều hòa, nhiệt độ dưới 26 độ C thì nên bảo quản sữa trong vòng 6-8 tiếng.
- Khi bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh có nhiệt độ từ 1-8 độ C thì mẹ hãy bảo quản trong vòng 224 tiếng.
- Ngăn đá của tủ lạnh mini có nhiệt độ -5 đến -10 độ C thì thời gian bảo quản là 2 tuần.
- Tủ lạnh đá công suất lớn có nhiệt độ -10 đến -18 độ C thì thời gian lưu trữ là 4 tháng.
- Bảo quản sữa ở tủ đông lạnh chuyên dụng với nhiệt độ dưới -18 độ C thì thời gian bảo quản lên tới 6 tháng.
3. Top 4 bí kíp bảo quản an toàn sữa mẹ trong tủ lạnh an toàn, đúng cách
3.1. Lựa chọn dụng cụ đựng sữa phù hợp
Đầu tiên, để bảo quản sữa mẹ an toàn, đúng cách thì bạn cần lựa chọn những dụng cụ đựng sữa phù hợp. Đây phải là những dụng cụ có chất liệu an toàn, không biến chất dinh dưỡng trong sữa mẹ. Mẹ có thể lựa chọn những túi trữ sữa hoặc bình trữ sữa để bảo quản sữa trong tủ lạnh. Không chỉ thế, trước khi đựng các mẹ cần vệ sinh và tiệt trùng bình sữa và đậy nắp thật cẩn thận. Từ đó, vi khuẩn sẽ không có cơ hội xâm nhập, mang đến chất lượng sữa như lúc ban đầu.
Một lưu ý cho mẹ đó là mẹ không nên sử dụng bình thủy tinh để lưu trữ sữa. Bởi bình thủy tinh sẽ rất dễ vỡ khi bảo quản ở ngăn đông hoặc khi va chạm với nhiều đồ xung quanh.
3.2. Không để sữa đầy chai hoặc đầy bình
Mẹ không nên bảo quản sữa đầy bình cho trẻ nhỏ bởi sữa mẹ lưu trữ có khả năng giãn nở so với thể tích sữa lúc ban đầu. Nếu để quá đầy, sữa giãn nở ra sẽ không có chỗ chứa, vì vậy mẹ nên để thừa một khoảng trống để lưu trữ sữa.
3.3. Lựa chọn nhiệt độ tủ phù hợp
Sau khi mẹ đã vắt sữa xong, mẹ chỉ nên để ở nhiệt độ phòng 26 độ C từ 4-6 tiếng rồi lưu trữ ngay vào ngăn mát. Bởi khi để trong ngăn mát hoặc ngăn đá sữa sẽ lưu trữ được nhiều ngày hơn. Đồng thời, mẹ có thể đảm bảo sữa không có vi khuẩn xâm nhập và làm mất đi các chất dinh dưỡng trong sữa mẹ.
Đối với những tủ lạnh riêng biệt, nếu bạn lưu trữ sữa ở ngăn đá thì có thể bảo quản lên đến 6 tháng.
3.4. Ghi giấy nhớ ngày và giờ bảo quản
Cuối cùng, mẹ cần chú ý đến việc ghi giấy nhớ ngày và giờ bảo quản sữa trong tủ lạnh. Mục đích để cho mẹ quản lý được an toàn thời gian lưu trữ sữa, mang đến cho con nguồn sữa hiệu quả, đầy đủ chất dinh dưỡng. Đồng thời, mẹ sẽ biết chai nào còn hạn sử dụng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe bé.
4. Sữa mẹ sử dụng như thế nào cho đúng cách? Hướng dẫn mẹ cách rã đông
4.1. Sử dụng sữa mẹ sau khi vắt như thế nào?
- Khi vắt sữa mẹ, nếu bạn cho bé uống luôn trong khoảng thời gian dưới 3 tiếng thì sẽ không cần lưu trữ trong tủ lạnh. Mẹ nên đựng sữa vào chai hoặc bình sạch rồi cho con sử dụng ở thời gian được khuyến cáo.
- Khi quan sát, bạn có thể thấy tính chất tách thành nhiều lớp khác nhau của sữa mẹ. Do vậy, sữa khi cho bé sử dụng, mẹ có thể xoay chai nhẹ nhàng để các lớp được hòa quyện với nhau. Tuyệt đối không được khuấy hay lắc mạnh vì điều đó có thể khiến các chất dinh dưỡng bị phá hủy.
- Sau khi vắt xong, mẹ có thể cho bé uống đủ lượng dinh dưỡng một bữa, nếu còn thừa sữa thì mẹ hãy bỏ luôn mà không sử dụng lại. Bởi có thể vi khuẩn sẽ xâm nhập vào khiến cho sữa bị chua, hỏng.
4.2. Hướng dẫn mẹ cách rã đông sữa
- Nếu bảo quản sữa mẹ ở ngăn mát tủ lạnh, mẹ chỉ cần bỏ ra ngoài để hết lạnh ở nhiệt độ phòng hoặc ngâm trong nước ấm là có thể sử dụng được.
- Nếu bảo quản sữa mẹ trong ngăn đá thì đầu tiên mẹ để sữa xuống ngăn mát tủ lạnh để rã đông, sau đó mới cho ra ngoài hâm nóng ở 40 độ C. Nên hâm bằng máy hâm sữa hoặc ngâm trong nước nóng.
Khi rã đông sữa, mẹ cần chú ý đến những vấn đề như sau:
- Mẹ nên hâm nóng sữa từ từ, không thay đổi nhiệt độ sữa đột ngột sẽ làm biến chất các chất dinh dưỡng trong sữa. Nếu không có máy hâm sữa, bạn xả nước ấm làm ấm chai sữa từ từ, sau đó mới tăng nhiệt độ của nước lên cho tới khi nhiệt độ sữa phù hợp.
- Tuyệt đối không dùng lò vi sóng hoặc đun sữa trực tiếp để hâm nóng vì việc tăng nhiệt đột ngột, làm nóng không đều sẽ gây phá hủy một số chất và kháng thể trong sữa.
- Sữa mẹ trữ đông nếu quá ngày sử dụng không nên cố dùng cho trẻ uống vì một số chất trong sữa có thể đã biến đổi, ảnh hưởng đến trẻ.
5. Một số điều cần lưu ý khi bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh
- Mẹ nên lựa chọn những loại dụng cụ chuyên dùng để vắt sữa và bảo quản sữa mẹ tại các cửa hàng lớn trên toàn quốc.
- Khi sử dụng, bạn hãy vệ sinh và tiệt trùng sạch sẽ dụng cụ vắt và bảo quản sữa.
- Khi lưu trữ sữa trong tủ lạnh, bạn cần ghi chú rõ ràng thời gian vắt sữa để có thể kiểm soát được độ an toàn khi cho bé sử dụng.
- Đồng thời, mẹ không nên trộn sữa mới vắt và sữa đã được bảo quản vào với nhau. Không nên cho bé sử dụng sữa hết hạn, sữa dư thừa hay sữa đang dùng dở để đảm bảo an toàn cho bé.
- Các túi sữa cần phải rã đông và hâm nóng ấm trước khi cho trẻ sử dụng để tránh ảnh hưởng đến đường ruột non nớt của trẻ.
Trên đây, An Mart đã chia sẻ cách bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh và những lưu ý khi bảo quản sữa mẹ. Hãy áp dụng những mẹo trên đây để lưu trữ sản phẩm sữa mẹ một cách tốt nhất, đảm bảo an toàn và bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ nhỏ.
>>> Xem thêm bài viết: Quy tắc vàng về cách pha sữa Aptamil
Mạng xã hội